Khi thành lập một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần quan tâm tới khá nhiều vấn đề từ thủ tục hồ sơ cho đến các khoản chi phí liên quan. Ngoài các việc cần làm để có thể thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn, các thủ tục và nghĩa vụ về thuế, những khoản chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp có được khấu trừ thuế GTGT và đưa vào chi phí hợp lý không cũng là điều mà kế toán cần lưu ý. Để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể nhất, bài viết này sẽ chia sẻ về việc doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với chi phí trước khi thành lập.
Theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp 2014, người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết trừ khi các bên hợp đồng có thỏa thuận khác.
Theo đó, doanh nghiệp được phép chi các khoản chi cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
Theo nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định tại Điểm b khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: Cơ sở kinh doanh được kê khai thuế, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm: Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân có bỏ ra một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng (giá trị hàng hóa trên hóa đơn từ hai mươi triệu đồng).
Khi đó, doanh nghiệp được kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với chi phí trước khi thành lập theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền chi. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa mua vào với giá trị hàng hóa bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Nếu bù trừ công nợ qua bên thứ ba thì phải có biên bản bù trừ công nợ của 3 bên làm căn cứ.
Như vậy, doanh nghiệp có thể thực hiện bù trừ chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp (mà một thành viên đã được ủy quyền chi) vào phần vốn góp điều lệ mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể bằng văn bản, để được coi là thanh toán không dùng tiền mặt thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên (Doanh nghiệp sau khi đã được đăng ký và cá nhân đã thực hiện việc chi) về việc thanh toán bù trừ này.
DN phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh khi nào?
Ý nghĩa của ký hiệu hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất
Doanh nghiệp được kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với chi phí trước khi thành lập theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền chi. Doanh nghiệp có thể thực hiện bù trừ chi phí mà tổ chức, cá nhân được ủy quyền chi này vào vào phần vốn góp điều lệ mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể bằng văn bản, việc bù trừ phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên.