Những hoá chất hay phụ gia keo tạo độ kết dính, liên kết giữ những vật liệu là thành phần không thể thiếu trong các nhà xưởng sản xuất công nghiệp. Nhờ những đặc tính nổi trội, ưu điểm và ứng dụng cao, hiện nay dòng keo Epoxy hai thành phần được sử dụng rộng rãi và không mấy xa lạ trong công nghiệp. Cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu và dòng sản phẩm này sử dụng trong nhà xưởng sản xuất công nghiệp như thế nào?
1. Ứng dụng của keo Epoxy hai thành phần trong sản xuất công nghiệp
Nhờ những đặc tính, ưu điểm vượt trội mà dòng keo này được sử dụng phổ biến, rộng rãi và đánh giá cao hơn trong ngành sản xuất công nghiệp so với những loại keo khác.
- Trong sản xuất, ứng dụng rộng rãi nhất của dòng keo hai thành phần Epoxy này là sơn phủ lên bề mặt vật liệu, kết dính linh kiện.
- Giúp sửa chữa những vết nứt, hàn gắn linh kiện hoặc sửa chữa cả những vết rạn, bả vá các vết nứt trên bề mặt sàn bê tông diện nhỏ.
- Chống thấm dột các mái nhà xưởng sản xuất hoặc tường nhà, sàn nhà bê tông và các bề mặt khác…
- Chống ăn mòn và chịu nhiệt tốt cho những vật liệu như kim loại.
- Dán các vật liệu sản xuất như vật liệu composite, kim loại như sắt, nhôm…gỗ nhựa, các loại nhựa, linh kiện điện tử như vi mạch, mạch điện tử, inox, kính…
- Có thể sử dụng như keo dán những loại đá tiwf tự nhiên hay nhân tạo mà không cần sử dụng những vật dụng như ke móc…
- Keo Epoxy hai thành phần còn được sử dụng như chất làm bóng bề mặt sàn, bảo vệ và chống trầy xước.
- Ngoài ra, trong sản xuất công nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ, keo Epoxy hai thành phần còn được sử dụng để thi công mặt sàn 3D, các loại tranh 3D hoặc tạo hình khối 3D( sử dụng keo resin trong suốt trong thành phần) và những sản pẩm chữ nổi 3D…
2. Keo Epoxy hai thành phần là gì?
Keo Epoxy là một trong những hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ nhựa Composite cấu tạo gồm hai vòng benzen chắc chắn có độ bám dính cao, kháng nước hiệu quả.
Ngoài ra, keo Epoxy hai thành phần còn có độ kháng nhiệt, chịu nhiệt khá tốt, kháng dung môi và độ chống thấm tương đối. Dòng sản phẩm này không yêu cầu đòi hỏi thi công có kinh nghiệm cao, dễ dàng sử dụng, bảo quản tốt, có thể tái sử dụng nêu pha trộn nhưng chưa dùng tới.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Những lưu ý khi sử dụng gam màu trung tính trong nội thất
- Những phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả bất ngờ
3. Đặc điểm của keo Epoxy hai thành phần
Keo Epoxy gồm hai thành phần keo: keo A (keo Epoxy) và keo B (chất đóng rắn), được pha trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1 nhất định mang lại hiệu quả cực cao cho ngành sản xuất công nghiệp.
3.1 Thành phần A (keo Epoxy)
Hay còn gọi là nhựa Epoxy, là dung dịch có màu vàng sáng hoặc trong suốt.
Thành phần này có tính chất cơ lý tồn tại dưới 3 dạng là Solution Epoxy Resin – Solid Epoxy Resin (nhựa epoxy cứng) – Liquid Epoxy Resin (nhựa epoxy gốc lỏng).
Nhựa epoxy có khả năng chịu được chất hoá cao, chống hao mòn tương đối trong môi trường hóa chất công nghiệp. Bên cạnh đó, thành phần này cũng giúp gia tăng khả năng bám dính trên các loại bề mặt khác nhau với đặc tính mềm nhưng dẻo.
3.2 Thành phần B (chất đóng rắn)
Thành phần B đóng rắn được chia thành nhiều loại khác nhau với những đặc tính, ưu điểm khác nhau. Dựa vào cơ chế đông rắn của mỗi thành phần mà người ta phân loại thành Epoxy một hoặc nhiều thành phần.
Sản phẩm đóng rắn có màu sắc vàng đậm hoặc xám nhạt có mùi đặc trưng, phản ứng chậm hơn những thành phần khác.
4. Quy trình pha keo Epoxy hai thành phần đúng chuẩn
- Pha keo hai thành phần Epoxy cần được tuân thủ đảm bảo tỷ lệ tiêu chuẩn và thực hiện các bước pha trộn đúng kỹ thuật, được thực hiện bởi thợ sản xuất được đào tạo có kinh nghiệm và làm đúng với hướng dẫn sử dụng kèm theo.
- Vệ sinh sạch sẽ ,xử lý bề mặt vật dụng hoặc khu vực cần thi công keo không bị bụi bẩn, lẫn tạp chất hoặc dầu mỡ, đảm bảo khô ráo, không dính nước.
- Lấy vừa đủ và cân bằng hai thành phần keo, pha theo tỉ lệ 1:1 đúng hướng dẫn sử dụng hoặc bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ nhiều hoặc ít hơn tuỳ vào mức độ và nhu cầu sử dụng. Chú ý không pha quá 70% chất đóng rắn với 30% keo Epoxy và ngược lại không pha quá 70% keo Epoxy.
- Khuấy đều hỗn hợp trong thời gian ít nhất hai phút.
- Dùng dụng cụ chuyên dụng dính keo lên vật liệu, linh kiện hoặc đối với bề mặt sàn và mái dùng bàn bả, thi công keo lên khu vực cần thi công.
- Chờ keo khô từ 3-4 tiếng để đảm bảo độ kết dính tuyệt đối.
5. Những lưu ý khi sử dụng keo Epoxy hai thành phần
- Để đảm bảo kết dính tốt nhất cần đảm bảo bề mặt vật liệu thi công cần sạch sẽ, khô ráo.
- Tránh xê dịch khiên skeo tạo ra nhiều bọt khí rỗng.
- Không pha tỉ lệ vượt quá tiêu chuẩn sẽ làm cho thành phần keo đông rắn và dễ vỡ, không có tác dụng dán vật liệu.
- Đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động khi thi công keo trong môi trường xưởng sản xuất công nghiệp.
Keo Epoxy hai thành phần được coi là sản phẩm keo cao cấp hiệu quả cao, ứng dụng cực tốt và rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và còn mở rộng ra nhiều ngành nghề khác. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về dòng keo này sẽ hữu ích đối với các bạn!
>> Xem thêm nhiều thông tin hữu ích về sơn nền nhà xưởng tại: https://sonjymec.com/son-nen-nha-xuong-epoxy.htm