Những bất cập còn tồn tại ở Bộ luật Dân sự năm 2015

Từ ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã chính thức có hiệu lực, thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005. Mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng áp dụng vào thực tế trong thời gian qua, Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn còn nhiều bất cập.

Một trong những nội dung chính của Bộ luật Dân sự năm 2015 là quy định về địa vị pháp lí, tạo cơ chế pháp lí đầy đủ để bảo đảm cho quyền dân sự của cá nhân pháp nhân và cả các chủ thể khác nằm trong mối quan hệ pháp luật dân sự. Bộ luật Dân sự này đã quy định quyền và nghĩa vụ về tài sản, nhân thân của mỗi cá nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng, độc lập tài sản và tự do về ý chí.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều đổi mới, nhiều điều chỉnh đáng ghi nhận. Ví dụ như khi có sự khác nhau giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và luật khác thì luật khác sẽ được ưu tiên áp dụng các quy định với điều kiện đảm bảo nguyên tắc cơ bản của bộ luật này.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực. Từ “dân sự” đã được loại bỏ ra khỏi tên mục và các điều luật có liên quan do đó đã tạo ra sự thống nhất với các phần khác của bộ luật này. Các quy định mang tính trùng lặp được sắp xếp lại cụ thể hơn. Một số quy định mới được đưa ra như các trường hợp xử lí tài sản bảo đảm; giao tài sản bảo đảm để xử lí; thông báo về việc xử lí tài sản bảo đảm…

Về xác định lãi suất cho vay có sự bất cập giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.  Bộ luật Dân sự năm 2015 áp dụng trần lãi suất cho vay, theo đó, lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp có những quy định khác tại luật khác.

Những bất cập về quy định lãi suất cho vay

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định khách hàng và tổ chức tín dụng có thể thỏa thuận về lãi suất  theo quy định của pháp luật, nghĩa là không áp dụng trần lãi suất cho vay. Đứng ở góc độ thực hiện đúng cả hai luật thì khó áp dụng vào thực tế. Cả khách hàng và tổ chức tín dụng sẽ không biết tuân theo Luật các tổ chức tín dụng không áp dụng trần lãi suất cho vay hay là pháp luật dân sự áp dụng trần lãi suất cho vay.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng những giao dịch dân sự được xác lập theo quy định phải có văn bản nhưng trong trường hợp văn bản không đúng theo quy định của luật mà một bên hay các bên đã thực hiện từ ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch trở lên thì có thể yêu cầu tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự đó.

Tuy nhiên, một số luật liên quan lại có những quy định về các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng. Những nội dung buộc phải có trong hợp đồng xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 bao gồm: Nội dung và khối lượng công việc; thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng; chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc; giá cả hợp đồng…

Hay trong Luật Kinh doanh bất động sản cũng có những quy định về nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán, cho thuê nhà hay công trình xây dựng.

Nếu bạn có những thắc mắc, những nội dung còn chưa hiểu về Bộ luật Dân sự năm 2015, bạn có thể tìm đến các dịch vụ Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miến phí qua tổng đài điện thoại để được giải đáp và có cái nhìn thấu đáo hơn về pháp luật dân sự.

Những bất cập còn tồn tại ở Bộ luật Dân sự năm 2015

>> Xem thêm

Du lịch Đà Nẵng vào dịp giáng sinh có gì vui?

Điểm du lịch hấp dẫn đón noel tại Tp. HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Proudly powered by WordPress | Theme: Code Blog by Crimson Themes.