Chân tường là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với độ ẩm của mặt nền, vì vậy, hiện tượng ngấm nước chân tường rất hay xảy ra, nhất là những hộ gia đình không thi công hạng mục chống thấm. Nếu hiện tượng này không được xử lý một cách triệt để, thì ngôi nhà của bạn không những bị giảm tuổi thọ, mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Tìm hiểu ngay 7 giải pháp chống thấm chân tường hiệu quả dưới đây nhé!
1, Nguyên nhân của tình trạng ngấm nước chân tường
Sau khi tổng hợp các nguyên nhân gây ra tình trạng này, chúng tôi phân loại thành 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân khách quan:
Do ảnh hưởng bởi tác nhân môi trường, bởi chân tường sát kề với mặt nền nên khi hơi nước, độ ẩm bốc lên, chân tường sẽ là vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng.
Xi măng có tính ngậm nước, khi mưa hoặc nước sinh hoạt chảy vào, nước sẽ bị ứ đọng không thoát ra dẫn đến tình trạng mốc meo và mục bở bề mặt
Do tuổi thọ công trình đã lâu, bị xuống cấp nhưng không được gia cố
Nguyên nhân chủ quan:
Quá trình thi công chưa đúng kỹ thuật, trát còn chưa đều và bị nứt bề mặt
Do quá trình trộn vữa chưa đúng tỉ lệ, khiến bề mặt rỗ và dễ bị ngấn nước
Không có biện pháp chống thấm hoặc thi công sơ sài
2, Một số biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả
2,1 Ốp lát gạch đá để chống thấm chân tường
Đây là phương pháp phổ biến và được ưa chuộng nhất trong hạng mục chống thấm bởi rất nhiều ưu điểm mà nó đem lại. Gạch chống thấm vừa nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà vừa có khả năng chống thấm và độ bền cao.
2,2 Sử dụng giấy dán tường để chống thấm
Đây là phương pháp tạm thời, có tính thẩm mỹ cao, giá thành rẻ. Phương pháp này rất phù hợp để thi công ở các phòng trọ, kí túc xá và những địa điểm sinh hoạt tạm thời…
2,3 Chống thấm chân tường bằng vữa xi măng
Vữa xi măng hay còn gọi là hồ dầu, có thành phần chính là cát, xi măng và nước. Với phương pháp này người ta sẽ quét một lớp chất chống thấm bên dưới và đổ hồ dầu lên trên, rồi trát lại bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm. Với kết cấu bền chặt, hỗn hợp trên sẽ khóa chặt bề mặt và chống thấm nước tuyệt đối.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Những lưu ý khi sử dụng gam màu trung tính trong nội thất
- Những phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả bất ngờ!
2,4 Chống thấm chân tường bằng cách bơm gel chống thấm
Đây là phương pháp chống thấm vô cùng hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất. Trong gel chống thấm có các tinh thể thẩm thấu vô cùng hoàn hảo, giúp bít kín những khe nứt, tạo áp suất lớp ngăn cho nước và hóa chất không thể thẩm thấu và ăn sâu bên trong tường. Công đoạn thi công rất rắc rối, yêu cầu thợ xây cần phải có tay nghề và kỹ năng cao mới có thể hoàn thành chất lượng được.
2,5 Sử dụng keo chống thấm cho chân tường
Keo chống thấm có thành phần chính là silicone kết hợp với 1 số phụ gia gốc benzen. vì vậy sản phẩm có độ bám dính và chống ngấm nước cực kỳ cao. Ngoài ra, keo chống thấm còn có thể dùng để trám bít kẽ nứt của bề mặt tường, nâng cao thẩm mỹ ngôi nhà.
2,6 Chống thấm chân tường bằng băng dính chống thấm
Đây là một phương pháp đơn giản, thuận tiện và mang tính chất tạm thời. Trong trường hợp, một số công trình làm ống nước ngầm trong tường và bị rò rỉ, băng keo chống thấm sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất cho đến khi hệ thống nước được giải quyết hoàn toàn
2,7 Xử lý chống thấm chân tường bằng hóa chất chống thấm
Hóa chất chống thấm có thành phần chủ yếu từ gốc epoxy và 1 số phụ gia cao cấp chống thấm. Sản phẩm này có khả năng bám dính và chống ngấm tuyệt vời, thành phần lại thân thiện với môi trường, thi công đơn giản nên được rất nhiều gia đình tin dùng.
Trên đây là một số giải pháp chống thấm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công trong việc lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp với công trình mình. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, xin chào và hẹn gặp lại!
>> Xem thêm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh có hiệu quả không?